Liên hệ ngay với SIAN để được tư vấn chuyên sâu!
Mụn Cóc Xuất Hiện Trên Da: Đừng Chủ Quan Cho Là Chuyện Nhỏ
Ngày nay chúng ta phải đối mặt với rất nhiều bệnh da liễu khác nhau và mụn cóc là một trong những loại bệnh khá phổ biến. Theo thống kê trên thế giới có 40% dân số đã và đang bị mụn cóc hành hạ. Vậy mụn cóc là gì, thường mọc ở đâu và có gây nguy hiểm không là thắc mắc của rất nhiều người. Hãy cùng Sian tìm hiểu về loại mụn này qua bài viết dưới đây.
Mụn cóc là gì?
Mụn cóc hay mụn hột cơm (tên gọi dân gian) là những u nhỏ do tăng sản lành tính của lớp thượng bì, gây ra bởi virus HPV (Human Papilloma Virus). Mụn xuất hiện khi HPV xâm nhập vào da qua những vết trầy xước bên ngoài và có thể phát triển trong nhiều tháng mới nhìn thấy được.
Loại mụn này có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng tỷ lệ mắc phải ở trẻ em cao hơn do tính hiếu động và thường làm trầy xước chân tay hay đi chân đất, cắn móng tay, lê la dưới đất… Phụ nữ thường xuyên làm móng, cắt khoé móng chân tay…. Bệnh nhân bị suy giảm hệ miễn dịch như khi bị ung thư, nhiễm HIV… dễ bị mụn cóc và rất lâu khỏi.
Mụn thường mọc ở đâu và có những loại nào?
Mụn cóc có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào ở trên cơ thể và có nhiều loại khác nhau. Phân loại mụn cóc được xác định theo các khu vực nổi mụn trên cơ thể và hình dạng của nốt mụn. Một số loại mụn cóc thường gặp bao gồm:
Mụn cóc bàn chân: Là những mảng cứng, dày trên lòng bàn chân hay gót chân. Loại mụn này thường mọc ngược vào trong da, và rất dễ bị vỡ do chịu áp lực chèn ép của chân với mặt nền, gây đau khi di chuyển. Mụn xuất hiện khi virus HPV tiếp xúc với da qua các vết cắt, vết xước và vết nứt ở bàn chân.
Mụn cóc thông thường: có vẻ ngoài sần sùi và hình dạng giống súp lơ, thường mọc trên tay, ngón tay, khuỷu tay hay khớp ngón tay, ngón chân. Mụn có thể xuất hiện ở dạng một chấm đen hoặc sẫm màu do đông máu ở mạch máu. Đây là tình trạng nhiễm trùng ở lớp trên của da và cần được điều trị ngay để tránh tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
Mụn cóc miệng: xuất hiện ở dạng tổn thương đơn lẻ hoặc mọc thành cụm ở bất cứ vị trí nào trên môi, lưỡi, miệng và nướu. Mụn gây cảm giác khó chịu khi ăn nhai hoặc nuốt. Mụn cóc miệng hình thành do nhiễm trùng virus HPV gây ra do quan hệ tình dục đường miệng. Nguy cơ gia tăng nhiễm trùng tỷ lệ thuận với số lượng bạn tình.
Mụn cóc hình chỉ: thường mọc quanh miệng hoặc mũi, đôi khi xuất hiện trên cổ hay dưới cằm. Loại mụn này có kích thước nhỏ, hình dạng thon tròn và cùng màu với da. Những người bị suy yếu hệ miễn dịch như người được ghép tặng hoặc nhiễm HIV sẽ có nguy cơ bị mụn này cao hơn.
Mụn cóc phẳng: thường nhẵn và phẳng, có màu hồng, nâu hoặc hơi vàng, mụn hay mọc ở vị trí mặt cổ, lưng bàn tay và cẳng tay. Do chúng có kích thước tương đối nhỏ chỉ từ 1mm đến 5mm nên người bệnh rất khó phát hiện. Đặc biệt loại mụn này thường lan nhanh và xuất hiện với số lượng nhiều từ 20-100 cái. Tuy không gây ra triệu chứng nguy hiểm nhưng tương đối khó điều trị dứt điểm.
Mụn cóc dạng nhú: thường dài và hẹp nằm trên mặt, cổ, môi hoặc mí mắt. Loại mụn này thường không có triệu chứng, hình thái chủ yếu là lành tính và dễ điều trị trong số các loại mụn cóc.
Mụn cóc sinh dục: hay còn được quen gọi là bệnh sùi mào gà gây ra chủ yếu bởi HPV16 và HPV18. Chúng là các nốt mụn giống như cục súp lơ nổi ở bộ phận sinh dục, hậu môn lây truyền qua đường tình dục, tiếp xúc với dịch tiết hoặc vùng da bị nhiễm bệnh.
Tại sao lại bị mụn cóc?
Nguyên nhân bị mụn cóc chủ yếu là do virus gây u nhú HPV xâm nhập vào cơ thể qua các vết trầy xước bên ngoài da. Dẫn đến sự tăng trưởng quá mức của keratin từ đó hình thành các hạt mụn cơm ở tay, chân, mặt và nhiều vị trí khác. Mỗi chủng virus HPV sẽ gây ra mỗi loại mụn khác nhau
Vì yếu tố gây bệnh là virus nên bạn cũng có thể bị lây từ người khác: do tiếp xúc trực tiếp với da hoặc đồ dùng cá nhân của người bị mụn. Trong số đó mụn cóc sinh dục là loại dễ lây lan nhất.
Mụn có nguy hiểm không?
Đa phần các loại mụn cóc là lành tính, đôi khi có thể tự biến mất sau một thời gian. Tuy nhiên loại mụn này thường gây cho người bệnh cảm giác khó chịu, bởi chúng có thể chảy máu và gây đau khi bị va đập. Nguy hiểm nhất trong số các loại đó là mụn cóc sinh dục, bởi chúng có nguy cơ cao dẫn đến ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.
Do đó cần điều trị kịp thời để tránh khả năng mụn lây sang các vị trí khác trên cơ thể hoặc lây cho người khác.
Cách trị mụn cóc hiệu quả và an toàn
Tuỳ thuộc vào cơ địa của mỗi người mụn cóc có thể tự biến mất theo thời gian. Tuy nhiên, nếu để lâu chúng sẽ lan nhanh sang các bộ phận khác gây mất thẩm mỹ cũng như khiến người bệnh cảm thấy đau. Vì vậy bạn cần điều trị sớm để loại bỏ chúng mà không để lại sẹo hay các biến chứng khác. Một số mẹo điều trị mụn tại nhà bạn có thể tham khảo:
Đắp lá tía tô: Rửa sạch lá tía tô sau đó giã nát rồi đắp lên các nốt mụn, dùng vải mềm hoặc gạc để cố định. Trong lá tía tô chứa hợp chất Limonene và Perillaldehyde có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của virus HPV. Sau vài lần thực hiện, bạn sẽ thấy các nốt mụn teo nhỏ dần rồi tự bong ra và biến mất.
Tỏi: trong tỏi chứa nhiều allicin làm một loại kháng sinh thực vật, có khả năng sát trùng tốt. Vì vậy bạn có thể dùng tỏi để loại bỏ các nốt mụn bằng cách: bóc vỏ giã nát rồi lấy phần nước cốt thoa trực tiếp lên nốt mụn, để trong khoảng 2 – 3 giờ sau đó rửa lại bằng nước ấm. Kiên trì thực hiện nốt mụn sẽ dần bong ra.
Dùng giấm táo: acid malic, acid lactic trong giấm táo có tác dụng ăn mòn mụn cóc, ngăn chặn sự lây lan của HPV. Cách thực hiện: bạn pha loãng giấm táo với nước theo tỷ lệ 2:1, dùng bông y tế thấm vào dung dịch rồi thoa lên nốt mụn. Để nhanh hết mụn bạn nên bôi đều đặn mỗi ngày, lưu ý khi vùng da có vết thương hở thì tuyệt đối không sử dụng cách này để trị mụn.
Với cách điều trị mụn tại nhà, bạn chỉ có thể áp dụng cho các nốt mụn nhỏ, mới xuất hiện và mọc ở những vị trí đơn giản. Còn với nốt mụn trên mặt hoặc ở những nơi nhạy cảm (ví dụ bộ phận sinh dục) bạn không nên cố loại bỏ mà nên tìm đến các cơ sở y tế để điều trị. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị mụn cóc trong y khoa như:
Tiểu phẫu: Với những nốt mụn có kích thước dưới 2cm nằm ở vị trí bằng phẳng bác sĩ sẽ gây mê tại chỗ, sau đó tiến hành mổ loại bỏ mụn. Mổ xong sẽ khâu kín vết thương, tránh gây nhiễm trùng.
Áp lạnh: Bác sĩ sẽ phun nitơ lỏng vào nốt mụn để phá huỷ các tế bào, sau một vài lần thực hiện mụn sẽ tự bong ra. Vùng da mụn được chữa khỏi hoàn toàn không để lại sẹo hay làm biến đổi màu sắc.
Đốt mụn cóc bằng Laser CO2: đây là phương pháp áp dụng công nghệ hiện đại vào y khoa để loại bỏ mụn nhanh chóng. Laser CO2 phát ra các tia cực nhỏ, đem lại hiệu ứng xâm lấn nhiệt tối đa lên nốt mụn và loại bỏ chúng khỏi bề mặt da.
Phòng khám thẩm mỹ Sian sử dụng các trang thiết bị, máy móc hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ ưu tú đại học Y dược là một trong những phòng khám tiên phong và đạt chuẩn y khoa về công nghệ Laser CO2. Chúng tôi sẽ giúp bạn nhẹ nhàng loại bỏ tận gốc các nốt mụn cóc xấu xí mà không để lại sẹo. Còn chần chờ gì nữa liên hệ Sian ngay để được tư vấn và nhanh chóng lấy lại sự tự tin!
Phòng Khám Chăm Sóc Da & Laser SIAN
Địa Chỉ: 27 Nguyễn Trung Trực, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
E-mail: info@sianclinic.com
Điện Thoại: +84 28 38 276 999 / +84 9 67 976 966
Di Động/Viber: 0376 71 75 79
THAM KHẢO THÊM:
Liên hệ ngay với SIAN để được tư vấn chuyên sâu!
Phòng Khám Da & Laser Sian
Hotline: 0376 717 579
Email: info@sianclinic.com
Địa chỉ: 27 Nguyễn Trung Trực, Quận 1, TPHCM
Giờ làm việc: T2 đến CN: 10h - 17h30
Top Dịch Vụ
Thành viên Group Healthcare
Kết Nối Với Chúng Tôi
Phòng Khám Da & Laser Sian
Hotline: 0376 717 579
Email: info@sianclinic.com
Địa chỉ: 27 Nguyễn Trung Trực, Quận 1, TPHCM
Giờ làm việc: T2 đến CN: 10h - 17h30
Top Dịch Vụ
Thành viên Group Healthcare
Kết Nối Với Chúng Tôi
Phòng Khám Da & Laser Sian
Hotline: 0376 717 579
Email: info@sianclinic.com
Địa chỉ: 27 Nguyễn Trung Trực, Quận 1, TPHCM
Giờ làm việc: T2 đến CN: 10h - 17h30
Top Dịch Vụ
Đối Tác Của SIAN